Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Rượu Soju là một loại thức uống có cồn có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc. Thành phần chính của rượu là gạo và hầu như luôn luôn kết hợp với những thành phần khác, như là lúa mì, lúa mạch, khoai lang, hoặc bột sắn hột. Rượu Soju có màu trong và có nồng độ cồn từ khoảng 20% đến khoảng 45%, loại nồng độ 20% là loại phổ biến nhất. Ngược lại với sự hiểu sai của một số người, trong rượu soju không có chứa chất thuốc ướp xác. Vị của nó có thể so sánh với vodka, dù vị của nó thường hơi ngọt do có bổ sung thêm đường trong quá trình sản xuất.
>>> Đăng ký du lịch Hàn Quốc giá rẻ trọn gói: Tour du lịch Hàn Quốc 6 ngày 5 đêm
Soju đôi khi bị nhầm lẫn với rượu gạo. Từ “rượu gạo” thông thường được dùng để chỉ rượu cheongju, một loại rượu của Hàn Quốc mà tương đương với sake.

Từ năm 1965 đến 1991, để giảm bớt tình trạng thiếu hụt gạo, chính phủ Hàn Quốc đã cấm việc áp dụng những phương pháp chưng cất rượu soju truyền thống từ lúa gạo tinh. Soju từ đấy được sản xuất chính thông qua việc pha loãng ethanol nguyên chất với nước và hương liệu. Phần lớn rượu soju rẻ tiền được sản xuất theo phương pháp này. Soju được sản xuất thông qua việc pha loãng từ ethanol được gọi là soju pha loãng, trong khi soju được sản xuất bằng phương pháp chưng cất từ lúa gạo thì được gọi là soju chưng cất. Chính phủ Hàn Quốc đã quy định nồng độ rượu soju pha loãng phải thấp hơn 35%. Hơn 3 triệu chai đã được tiêu thụ ở Nam Hàn trong năm 2004.

Do tính sẵn có của nguyên liệu và giá thấp so với các loại thức uống có cồn khác, soju đã trở thành một trong số những loại thức uống có cồn phổ biến nhất ở Hàn Quốc. Tuy vậy, những thức uống khác như bia, whiskey, và rượu vang hiện đang ngày càng phổ biến trong những năm gần đây.

Cùng với những nhãn hiệu sản xuất hàng loạt; và phổ biến ở Hàn Quốc, cũng có nhiều vùng sản xuất soju nổi tiếng theo cách truyền thống. Rượu soju truyền thống được làm ở Andong là nổi tiếng nhất. Soju thường được uống trong những ly thấp nhỏ và dày.

Jinro là nhà máy sản xuất soju lớn nhất với khoảng 70 triệu thùng được bán ra vào năm 2004. Nhãn hiệu soju phổ biến nhất hiện nay là Chamilsul (nghĩa đen là: “giọt sương thật”), chiếm 1/4 thị phần, nhưng nhãn hiệu Cheo-um-cheo-reom (nghĩa đen là “như lần đầu tiên”) của nhà máy Doosan đang tăng dần thị phần.

Lịch sử rượu Soju

Soju được chưng cất lần đầu tiên vào khoảng năm 1300 sau Công Nguyên, vào thời kỳ Mông Cổ chiếm đóng Hàn Quốc. Người Mông Cổ đã chiếm được kỹ thuật chưng cất loại rượu arak của người Ba Tư trong quá trình xâm lược Trung Á và Trung Đông vào khoảng năm 1256 sau Công Nguyên. Sau đó nó được đưa vào Hàn Quốc và những xưởng chưng cất rượu được xây dựng quanh thành phố Kaesong. Hiện nay, quanh vùng Kaesong, soju được gọi là ajak-ju.

Phong tục uống rượu Soju của người Hàn Quốc

Người Hàn Quốc uống rượu soju cùng nhau, chứ không uống một mình.

Người Hàn Quốc không luôn luôn tự rót vào ly của họ. Họ đợi người khác rót đầy ly cạn của mình. Những người khác thì mong được rót rượu, và họ hăng hái làm như vậy ngay khi họ nhìn thấy một ly cạn. Điều này được những người đàn ông Hàn Quốc giải thích rằng: nếu một người tự mình rót rượu thì sẽ lấy phải một người vợ không xinh đẹp.

Nếu một ly rượu không uống cạn hoàn toàn, nó sẽ không được rót đầy.

Nếu được người bề trên rót rượu, người có cấp bậc thấp hơn phải cầm ly bằng hai tay.

Tương tự, khi rót rượu cho người bề trên, người có địa vị thấp hơn phải cầm chai bằng hai tay.

Nếu một người lớn tuổi hơn trao một ly cạn (luôn luôn là ly của họ) đến cho bạn, có nghĩa là người đó sắp rót đầy ly và muốn bạn uống. Bạn không phải uống cạn ly, nhưng ít nhất bạn phải làm như bạn đang uống (“nhấp môi” cũng được chấp nhận). Và nếu bạn uống cạn ly, bạn phải trả ly lại cho người đó. Bạn không cần phải trả lại ngay, nhưng giữ ly trong một thời gian dài thì bị xem như khiếm nhã.

Người Hàn Quốc nói “원샷!” (one shot!) (Một hơi luôn nhé!) nghĩa là “cạn chén.”

Khi uống rượu trước người lớn tuổi, bạn nên luôn luôn xoay lưng lại và sau đó mới uống.

Uống cạn một hơi trước mặt người lớn tuổi biểu hiện thái độ không tôn trọng.

Soju cocktail

Soju cocktail (hoặc là “Cocktail soju”) đơn giản là pha soju với nước ngọt Sprite và nhiều loại syrô khác. Soju cocktail thường được giới trẻ ưa chuộng (đặc biệt là phụ nữ) vì họ cảm thấy rằng soju uống rất nặng. Loại soju cocktail phổ biến nhất là loại có vị chanh, được gọi là “soju chanh” ở Hàn Quốc. Công thức chung để pha chế “soju chanh” là pha trộn 1 phần soju với 2 phần Sprite và thêm bột chanh. Có nhiều loại soju cocktail, bao gồm cả soju táo, soju dưa hấu, soju sữa chua, soju xoài, và soju nho. Cũng như soju, các loại soju cocktail được uống trong những ly thấp nhỏ và dày.

Một loại cocktail mạnh hơn gọi là poktanju (nghĩa tiếng Anh: “bomb drink”) bao gồm một ly soju đổ vào một Panh bia tươi (như loại cocktail Boilermaker) và uống nhanh. Một loại cocktail còn mạnh hơn gọi là suso poktanju (nghĩa tiếng Anh: “hydrogen bomb drink”) được làm ngược lại: một ly bia tươi đổ vào một Panh soju.

Thức uống phổ biến của người Mỹ sống tại Hàn Quốc được gọi là “Red Dog” và “Ammo Bowl”. Đây là những loại thức uống thường được chia sẻ bởi các thành viên trong nhóm. “Red Dog” được làm bằng cách pha 1 chai soju, 6 hũ sữa chua, 1 chai Chilsung Cider (tương tự Sprite). “Ammo Bowl” kết hợp từ soju, Kool-Aid, và đá lạnh trong một bát thép không gỉ; những thành viên trong nhóm thường rót vào những cốc to từ trong bát.

Văn hoá uống rượu soju của người Hàn

Nhắc đến rượu soju người ta thường nghĩ ngay đến Hàn Quốc, cũng như khi nhắc đến sake của người Nhật Bản vậy, cho nên soju được ví như quốc hồn quốc túy của người Hàn, văn hóa uống soju của họ cũng là một nét độc đáo.

Người Hàn cho rằng thông qua việc uống rượu cùng nhau, mọi người sẽ trở nên thân thiện và gần gũi hơn. Uống rượu cũng là cách nhanh và hiệu quả khi giao tiếp với đối tác. Chính vì vậy văn hóa uống rượu rất được người dân Hàn coi trọng.

Hướng dẫn một số cách uống rượu Soju

Rượu Soju cao cấp Green là 1 loại thức uống có cồn, nguồn gốc từ Hàn Quốc, nặng hơn bia 1 chút nhưng lại nhẹ hơn so với các loại rượu khác như Whisky, Cognac, Volka… thành phần chính là ngũ cốc, có màu trong suốt và nồng độ cồn là 25 độ. Soju cao cấp Green có vị ngọt êm đậm đà, loại rượu này được làm từ nguồn nước thiên nhiên trong sạch và giàu khoáng chất ở tỉnh Gangwon. Soju cao cấp GREEN có nhiều cách uống đa dạng và phong phú: hâm nóng, uống lạnh hoặc pha cocktail.

Một số cách pha chế tham khảo:

Hâm nóng rượu soju:

Cách uống này phù hợp khi thời tiết se lạnh, chiết Soju cao cấp Green vào bình hâm nóng khoảng 250ml (tương đương 1 xị)cho vào lò viba hoặc ngâm trong nước nóng đến nhiệt độ lý tưởng khoảng 40-45 độC
Lưu ý: Không nên cho cả chai vào để hâm nóng vì lúc đó sẽ không uống kịp rượu sẽ nguội lại làm giảm độ ngon.

Uống lạnh rượu soju:

Cách uống này làm tăng thêm vị đậm đà và ngon của rượu Soju cao cấp Green, cho rượu vào tủ lạnh ướp lạnh (hoặc cho khoảng 1/3 nước vào xô ngâm lạnh cho đá vào ngâm khoảng 10 đến 15 phút) khi cần cứ lấy ra dùng, khi dùng có thể pha thêm đá vào.
Ngoài ra, để thưởng thức các vị khác nhau của Soju cao cấp Green chúng ta có thể cho vào cốc Soju cao cấp Green 1 lát dưa leo, chanh, hoặc cam mỏng thì sẽ có được những cốc Soju với những mùi vị khác nhau và đậm đà hơn.

Soju cocktail:
Soju cocktail đơn giản là pha Soju cao cấp Green với nước ngọt Sprite (hoặc 7 up, Syrups mùi nho, táo,…) và nhiều loại syrô khác, Soju cocktail thường được giới trẻ ưa chuộng (đặt biệt là phụ nữ). Có rất nhiều loại Soju cocktail: Soju chanh, Soju táo, Soju dưa hấu, Soju sữa chua, Soju xoài, và soju nho…
Soju cocktail phổ biến nhất là soju chanh cách pha rất đơn giản cho 1 phần soju với 2 phần nước ngọt sprite và thêm bột chanh để tăng thêm hương vị hoặc không.

Soju cocktail Green Bạc Hà:

10 ml syrô bạc hà
90 ml rượu Soju Green
1 ly cao 330ml (highbow 330ml)
Nước ngọt Sprite (hoặc 7 up)
Cho đá vào đầy ly, rót 90ml rượu Soju Green vào ly tiếp theo cho vào 10ml syrô bạc hà khuấy đều hỗn hợp trên rồi cho nước ngọt sprite vào đầy ly khuấy đều 1 lần nữa. Trang trí ly cocktail Soju Green bạc hà bằng lát chanh hoặc lá bạc hà.

Soju cocktail Green Special:

Dâu tây: 4 quả
Cam: 60 ml
Đường: 4 muỗng (20 ml)
Syrô dâu: 5 ml
Xay dâu cam đường thành hỗn hợp, cho hỗn hợp + Syrô dâu + đá vào Sack (dụng cụ để pha cocktail), lắc đều hỗn hợp, lượt lấy đá ra cho hỗn hợp vào ly dùng lạnh.

Soju Green táo

1 trái táo đỏ,
2 cốc Soju cao cấp Green,
5 cốc nước khoáng
8 lát chanh tươi.

Đầu tiên, bạn cắt 1 quả táo đỏ thành sợi như que diêm, rồi trộn với rượu Soju cao cấp Green, đậy nắp để táo ngấm rượu rồi ướp lạnh khoảng 30 phút.
Tiếp theo kiếm 8 cái ly thủy tinh cho vào ½ ly đá viên rót tiếp ¼ cốc rượu Soju vào mỗi ly sắp táo lên trên. Thêm nước khoáng và trang trí bằng vài lát chanh tươi là bạn đã có 1 ly Soju cao cấp Green táo tuyệt vời.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới quý khách về rượu Soju của Hàn Quốc, đó là một loại thức uống rất tuyệt vời cho trong các bữa tiệc, giáng sinh,...hay đêm giao thừa.
Nguồn: dulichhanquoc.travel

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Nhật Bản là một trong những quốc gia nổi tiếng là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, với cảnh sắc bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ phía nam cho đến phía bắc.
Là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải dài từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. Nhật Bản bao gồm bốn hòn đảo chính theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác.

Du lịch Nhật Bản nổi tiếng là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, với cảnh sắc bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ phía nam đến phía bắc, mùa hè cây cối xanh tốt, mùa thu đặc trưng với những cây lá phong đỏ thắm, mùa đông với tuyết trắng tinh khôi. Biểu tượng du lịch  Nhật Bản là Núi Phú Sĩ (Fujisan), ngọn núi cao nhất Nhật Bản, có dạng hình nón và tuyết trắng bao phủ phần đỉnh núi tạo nên một vẻ đẹp hoàn hảo.

Chuẩn bị visa trước khi đi du lịch Nhật Bản

Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, người mang quốc tịch Việt Nam bắt buộc phải xin Visa. Visa chỉ được miễn đối với người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ. Có rất nhiều loại visa, tùy theo từng loại mà bạn chuẩn bị những giấy tờ khác nhau.

Visa ngắn hạn (thăm người thân: gia đình, họ hàng: có quan hệ 3 đời)
Visa ngắn hạn (thăm người quen hoặc bạn bè/ du lịch):
Visa ngắn hạn (ví dụ: thương mại ngắn hạn…):
Visa dài hạn (du học, đi học tiếng, vợ / chồng người Nhật, Visa lao động...)

Kể từ 5 ngày sau khi nộp đơn xin (có trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày). Lệ phí làm Visa có hiệu lực 1 lần là 770.000 VNĐ, Visa hiệu lực nhiều lần là 1,540.000 VNĐ. 

Tiền tệ của Nhật Bản

Đơn vị tiền ở Nhật Bản là Đồng Yên Nhật (JPY). 1 JPY hiện nay tương đương vơi 205 VND; 1 USD tương đương 104 JPY. Tỷ giá lên xuống tùy thời điểm, bạn có thể tham khảo tỷ giá hàng ngày bằng cách vào link http://www.oanda.com/convert/classic.

Khi đi du lịch Nhật Bản hoặc công tác, tốt nhất bạn nên mang theo tiền Yên, hầu hết các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu đều nhận thanh toán bằng tiền Yên, không nhận USD. Nếu bạn cần sử dụng nhiều tiền thì nên mang theo các loại thẻ tín dụng như: Master Card, Visa Card của các ngân hàng như ANZ, HSBC, VCB... Một điều lưu ý nữa là bạn không được phép mang quá 7.000 USD ra khỏi Nhật Bản.
Dulichvietnam.com.vn

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Mỗi năm, tại vùng biển Jindo và Modo lại xảy ra hiện một hiện tượng kỳ lạ: biển đột ngột tách đôi để lộ ra con đường đất đá rộng lớn nối liền hai đảo.
Nhiều người khi nhắc tới con đường vượt biển nổi tiếng đều nghĩ ngay đến "thần tích" tìm về vùng đất Thánh của người Do Thái do nhà tiên tri Moses dẫn đầu. Trong truyền thuyết, khi bị quân đội Ai Cập truy đuổi, Moses đã dùng quyền năng tạo ra con đường đất xuyên biển Đỏ để giải cứu dân tộc mình.


Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng những con đường như thế chỉ xuất hiện trong thần thoại. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại: trên thế giới hoàn toàn có một địa điểm giống như vậy. Đó chính là con đường đất đá rộng lớn nối liền hai hòn đảo Jindo và Modo ở Hàn Quốc cùng hiện tượng biển tách làm đôi đầy bí ẩn và hấp dẫn.

Vào một số ngày trong năm, khi thủy triều đạt mức cực thấp, vùng biển giữa hai hòn đảo Jindo và Modo ở Hàn lại tự tách làm đôi, để lộ ra con đường nối liền hai đảo.
Con đường giữa biển khơi bao la này dành phần lớn thời gian trong năm ngủ say dưới đại dương sâu thẳm. Tuy nhiên cứ hai đến ba lần một năm (thường vào khoảng tháng 3 và tháng 6), nó lại nhô lên mặt nước và trở thành điểm du lịch hút khách bậc nhất Hàn Quốc.

Theo tiết lộ của người dân địa phương, con đường có chiều dài khoảng 2,9 km và rộng khoảng 40 m. Những ngày xảy ra hiện tượng biển tách làm đôi để lộ ra con đường giữa biển, nơi đây lại đón hàng trăm nghìn lượt du khách ghé thăm. Họ cùng nhau đi trên con đường kỳ ảo, thong thả ngắm cảnh vật, chụp ảnh lưu niệm hay thậm chí là bắt sò, ốc, rong biển... mà không hề sợ hãi việc con đường bị sụt xuống hay xảy ra bất trắc gì.


Trong những ngày biển tự tách đôi, hàng trăm nghìn lượt khách ở các nơi đổ về đây để đi trên con đường gắn liền với những huyền thoại xa xưa, cùng nhau bắt sò, ốc, rong biển.
Con đường kỳ lạ cùng hiện tượng vô cùng thú vị của tự nhiên này trở thành kho báu bí mật của Hàn Quốc cho đến năm 1975, Pierre Randi - vị đại sứ Pháp lúc bấy giờ - trải nghiệm cảm giác trông thấy biển chia làm đôi. Ông đã mô tả lại những điều trông thấy trên một tờ báo Pháp và gọi con đường này là "phép lạ của Moses". Câu chuyện của Pierre thời đó đã gây ra nhiều tranh cãi nảy lửa trong giới khoa học cũng như người dân ở châu Âu.

Nhiều người lúc đó coi Pierre là kẻ nói dối. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi các nhà khoa học Pháp tới Hàn Quốc nhằm "vạch trần" Pierre. Cuối cùng, chính họ tận mắt chứng kiến hiện tượng độc nhất vô nhị này và phải thừa nhận sự tồn tại của con đường giữa biển.

Lý do đến tận năm 1975 hiện tượng biển tách làm đôi mới được dư luận thế giới biết đến là người dân bản địa đã quen với điều này. Họ quá tin vào một truyền thuyết cổ xưa nên cảm thấy đây là một điều hoàn toàn bình thường và không có gì phải gây ồn ào hay cần thông báo cho tất cả mọi người biết.

Theo truyền thuyết của người Hàn Quốc, thời xưa đảo Jindo người dân thường bị hổ dữ quấy phá. Chúng vào làng và ăn thịt người dân. Trước tình cảnh đó, mọi người phải bỏ chạy sang đảo Modo. Bà lão tội nghiệp Bbyong là người duy nhất còn sót lại trong chuyến di cư đó.


Đến nơi này, chúng ta dễ dàng trông thấy bức tượng lớn tạc một người nữ giới đứng cạnh một con hổ, gợi nhớ về câu chuyện trong truyền thuyết nức tiếng của người dân Hàn.
Trong những ngày sống ở đảo Jindo cùng nỗi sợ hãi hổ dữ, Bbyong ngày đêm nguyện cầu thần biển cứu giúp. chạnh lòng trước tình cảnh tội nghiệp của người đàn bà, thần biển Yongwang đã báo mộng sẽ có "cầu vồng trên biển" giúp bà chạy thoát.

Sáng hôm sau, điều kỳ diệu đã xảy ra khi Bbyong ra tới biển. Nước bỗng rẽ làm đôi và một con đường xuất hiện giữa lòng đại dương mông mênh. Nhờ con đường nối với đảo Modo này mà bà lão đã được sum hiệp cùng gia đình.


Ngày nay, những người dân Hàn Quốc vẫn kể cho con cháu đời sau và du khách về câu chuyện thần thoại này. Tuy nhiên, trong mắt các nhà khoa học truyền thuyết là chứng cứ không bao giờ đủ sức thuyết phục. Theo Kevan Moffet - giáo sư dự khuyết chuyên ngành khoa học địa chất tại đại học Texas, Mỹ thủy triều chính là một trong những nguyên do tạo ra hiện tượng mặt biển chia đôi.
Nguồn: Sưu tầm

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Có đến hơn 27.000 chiếc đèn lồng lung linh rực rỡ được trang trí thắp sáng tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc trong Lễ hội đèn lồng 2010 được tổ chức dọc con sông thơ mộng ở khu vực Cheonggyecheon, Seoul.
Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức vào năm ngoái, những chiếc đèn lồng đa dạng hình thù, màu sắc đã mang đến hình ảnh đặc trưng của nhiều nước trên thế giới.
Và năm nay lễ hội đèn lồng được tổ chức quy mô và hoành tráng hơn rất nhiều nhân sự kiện Hội nghị thượng đình G20 được tổ chức tại Seoul. Nó đã góp phần quảng bá Seoul với hình ảnh thành phố du lịch rực rỡ với tất cả bạn bè thế giới.

Lễ hội đèn lồng Seoul khai mạc từ ngày 5/11 với hình ảnh cánh cổng đèn lồng cao 8 mét mang tên "Hy vọng" thắp sáng từ khu vực cầu Mojeon đến cầu Samil. Ngoài ra tại lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động ca nhạc sôi động với sự góp mặt của nhiều nghệ sỹ và nhóm nhạc nổi tiếng tại Hàn Quốc. 
Nguồn: tổng hợp

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Robot Land, công viên chủ đề Robot trước tiên trên thế giới, tại Hàn Quốc sẽ đi vào hoạt động trong năm 2016 nhằm mang lại cho khách tham quan một trải nghiệm đầy hích cùng với những người bạn Robot.

Tọa lạc tại thành phố Incheon, Công viên Robot Land chỉ cách thủ đô Seoul 30km và rất gần sân bay quốc tế Incheon. Theo thông tin từ trang web của Robot Land, trường bay quốc tế Incheon phục vụ tới 40 triệu hành khách trong năm 2011, trong đó có đường bay quốc tế đến Bắc Kinh, Tokyo và Thượng Hải.
Công viên robot ở Hàn Quốc
Robot land sẽ là một công viên giải trí thân thiện với các gia đình với những hạng mục giải trí truyền thống như vòng đu quay, cầu trượt, công viên nước, khách sạn cùng nhiều công trình khác. Ngoài ra, công viên chủ đề này còn có một trung tâm đào tạo chuyên ngành khoa học Robot cho những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, một trung tâm nghiên cứu và phát triển Robot, một khu dân cư cũng như trung tâm bán lẻ….

Khu “Vương quốc Robot” (Robot Kingdom) sẽ là đấu trường Robot với nhiều trò thi đấu hấp dẫn. Đặc biệt, phòng trưng bày công nghệ robot sẽ đem lại cho khách tham quan một cái nhìn về những ứng dụng hữu ích của Robot trong tương lai, nhất là khi Robot được sử dụng để giúp đỡ con người trong cuộc sống.

Tại “Thành phố Robot” (Robot City), du khách sẽ thỏa thích thư giãn trên những cầu trượt tại công viên nước và khám phá một bể thủy sinh với nhiều sinh vật biển được chế tạo từ Robot dựa trên sự mô phỏng từ thực tế như con sứa, các loại cá, tôm hùm…

Đến với khu “Làng Kidbot” (Kidbot Village), khách du lịch sẽ được trải nghiệm cảm giác mạnh trên cầu trượt và vòng đu quay cùng với những chú Robot.

Có lẽ một hạng mục sẽ để lại ấn tượng với nhiều du khách là bức tượng về Robot Taekwon V có chiều cao 111 mét được xây dựng dựa trên nhân vật chính cùng tên của một bộ phim hoạt hình nổi tiếng do Hàn Quốc sản xuất vào năm 1976.

Sau khi hoàn thành, Taekwon V sẽ cao hơn tượng nữ thần tự do ở New York, và Robot Gundam và Tetsujin 28 của Nhật Bản.

Robot Land hy vọng sẽ thu hút khoảng 2.8 triệu khách tham quan mỗi năm. Đây là dự án được thực hiện bởi sự hợp tác giữa chính phủ Hàn Quốc cùng một số nhà đầu tư tư nhân, các trường đại học cùng với nhiều công ty nghiên cứu và phát triển Robot.

Giai đoạn hai của dự án sẽ tập trung phát triển một số khách sạn cùng khu đô thị cao cấp tại đây, và theo kế hoạch, giai đoạn này sẽ được hoàn thành vào năm 2018.

Với các công viên Robot, công nghiệp robot Hàn Quốc sẽ càng được thúc đẩy phát triển hơn nữa. Đến năm 2020, chính phủ Hàn Quốc hy vọng rằng mỗi gia đình tại quốc gia này sẽ có một chú Robot để giúp đỡ họ trong cuộc sống hàng ngày.
Nguồn: Theo Dantri

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Đất nước Hàn Quốc không chỉ cuộn du khách bởi cảnh đẹp của thiên nhiên mà nơi đây còn làm cho du khách còn ấn tượng bởi hương vị ẩm thực độc đáo của xứ sở Kim Chi này. Trong đó, du khách vẫn luôn yêu thích nhất trong các chương trình tour mùa hè là mì lạnh Hàn Quốc

Đất nước Hàn Quốc thân thương thơ mộng với những cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt vời. Cũng như bao quốc gia khác, Hàn Quốc cũng là đất nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời. Du khách đến thăm nơi đây sẽ được tham quan, khám phá những danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc nghệ thuật đã trải qua hàng ngàn năm. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực của xứ sở Kim chi này lại tạo nên một nét đặc trưng và riêng biệt của người dân Hàn. Với những món ăn đa dạng phong phú và bổ dưỡng với hương vị đặc trưng. Mì lạnh là món ăn nổi tiếng của người Hàn vào dịp hè. Món ăn dân dã này được người dân cũng như du khách vô cùng yêu thích trong mùa hè đang đến này.
Không giống như những món ăn có vị cay nồng và ấm nóng vào mùa đông. Mì lạnh mang trong mình hương vị thanh mát từ những nguyên liệu đến cảm nhận vị lạnh mát của món ăn. Mì lạnh, món ăn nổi tiếng dưới thời Chosun, vào thời kì đó, món ăn này với hương vị thanh mát chỉ để phục vụ trong các bữa ăn cung đình vào mùa hè. Tuy nhiên, sau cuộc nội chiến món ăn này đã nhanh chóng phổ biến khắp mọi vùng miền trong cả nước và trở thành món ăn đặc trưng và nổi tiếng của đất nước này. Mì lạnh hấp dẫn bởi tính mát mẻ, dễ ăn và có hương thơm đặc biệt từ nước dùng cũng như các gia vị. Đem đến cho những thực khách những cảm nhận hết sức tuyệt vời và hoàn hảo trong những ngày hè nóng nực.


Mì lạnh có tác dụng điều hòa cơ thể rất tốt trong thời tiết nắng nóng. Món ăn này, được chế biến khá đơn giản và không cầu kì với những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Và điều quan trọng đó là nước dùng và sợi mì cùng nhưng thức ăn kèm khác đều được làm lạnh trước kh thưởng thức. Do đó, thưởng thức bát mì lạnh du khách sẽ cảm nhận được cái mát lạnh của nước dùng, những sợi mì giòn dai cùng vị chua chua dịu nhẹ thanh mát của từng miếng nước dùng. Một bát mì lạnh Hàn Quốc thường được trang trí bằng những lát thịt bò hoặc thịt lợn phía trên, một nửa quả trứng luộc, vài lát lê ăn kèm, còn rau sống có dưa leo, củ cải thái sẵn. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên hương vị tuyệt hảo cho món ăn này.
Đi du lịch Hàn Quốc vào dịp hè du khách sẽ được thưởng thức món ăn dân dã và khó quên này. Một món ăn dân giã đơn giản nhưng lại mang đến những tác dụng giải nhiệt to lớn trong những ngày hè. Bên cạnh đó, các món ăn khá dễ ăn và phổ biến, du khách đến thăm Hàn Quốc vào dịp hè có thể thưởng thức món ăn độc đáo này tại bất cư đâu và bất cứ khi nào.
Nguồn: dulichhanquocgiare.net

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

1. Tteokbokki – Bánh gạo cay
  

Tteokbokki là món ăn đường phố đại diện của Hàn Quốc, bạn có thể tìm thấy món ăn này được bày bán ở khắp các góc đường nơi đây. Bánh gạo và chả cá được nấu chín trong nước sốt ớt màu đỏ đẹp mắt, tạo vị ngọt và cay. Ngoài những hàng quán, người dân và du khách thích thưởng thức món bánh gạo cay được bán ở những chiếc xe tải nhỏ trên đường phố với lời cảnh báo khá dễ thương như “Nó rất rất cay. Chúng tôi không chịu trách nhiệm đâu!”.

2. Chân gà


Chân gà là món ăn khá phổ biến ở nhiều nước châu Á, và Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cách người dân nước này chế biến món chân gà lại khác. Chân gà có thể xem là món ăn cay nhất Hàn Quốc. Bạn phải thực sự dũng cảm khi thưởng thức món này vì hương vị rất cay của nó và cả hình dáng móng vuốt gà.
  
3. Donkasseu và cà ri


Donkasseu (hay còn gọi là Donkatsu) là một trong những món ăn truyền thống Nhật Bản được chuyển thể thành món ăn Hàn Quốc. Món ăn được chế biến từ thịt lợn, trộn với bột mì và trứng, cuộn vào vụn bánh mì và chiên giòn. Món donkasseu siêu cay phủ cà ri thường được dùng kèm với cơm trắng , kim chi và các món ăn phụ khác; được phục vụ như bữa ăn chính tại nhiều nhà hàng ở Hàn Quốc.
  
4. Ramyun


Mì ramyun là món ăn mà người Hàn Quốc nghĩ đến đầu tiên khi không có bất kỳ thứ gì để ăn trong tủ lạnh. Nổi tiếng nhất phải kể đến Shin Ramyun – thương hiệu mì ăn liền cay số 1 Hàn Quốc, được nhập khẩu đến hơn 80 quốc gia trên thế giới.

5. Mì lạnh cay



Naengmyeon là món mì lạnh nổi tiếng ở Hàn Quốc, với sợi mì nhỏ được làm từ bột sắn dây hoặc bột kiều mạch. Được xếp vào hàng những món cay, Naengmyeon bibim được dùng với nước sốt cay, các nguyên liệu khác như trứng luộc, dưa chuột, củ cải, thịt bò hoặc thịt lợn thái sợi… trộn vào gần giống với cơm trộn cay bibimbap; tùy vào khẩu vị có thể trộn thêm giấm và mù tạt.

6. Jjamppong

 Jjamppong là món ăn kết hợp phong cách Hàn – Trung, bạn có thể tìm thấy món ăn này ở bất kỳ nhà hàng nào khi du lịch Hàn Quốc. Mì và hải sản được tưới nước sốt màu đỏ tươi như một lời cảnh báo cho vị cay của món ăn. Có nhiều chương trình thử thách ăn món Jjamppong cực cay được tổ chức trên sóng truyền hình địa phương, và thi thoảng cũng có người ngất vì món ăn quá cay này.

7. Jokbal – Chân giò cay

Jokbal là món ăn phổ biến thích hợp cho những ai muốn nhâm nhi vài ly rượu vào buổi đêm. Ở Gongdoek có cả một con đường chuyên bán jokbal. Chân giò lợn được nấu chín trong nước sốt đậu nành và ớt cay là một trải nghiệm thú vị cho những người thích phiêu lưu ẩm thực.
Nguồn: tổng hợp

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Ở Nội có tới hơn 100 tác phẩm nghệ thuật được trưng bày của các phóng viên, nhiếp ảnh gia Việt Nam về thiên nhiên, văn hóa và con người Hàn Quốc, điều đó đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của những người yêu mến xứ sở kim chi.
Triển lãm ảnh mang tên "Du lịch Busan - Ulsan - Jeju" của nhóm tác giả Thái Phiên, Võ Văn Lộc, Trần Việt Đức, Hoàng Hà, Đàm Đức Vũ... mở cửa từ ngày 19/7 đến 20/8/2013 tại Hà Nội. Triển lãm trưng bày 100 bức ảnh về Hàn Quốc qua góc nhìn nghệ thuật của các phóng viên và nhiếp ảnh gia sau chuyến đi 7 ngày trên xứ sở kim chi.

Và dưới đây là một số tác phẩm về Hàn Quốc trong triển lãm:
Thành phố Busan về đêm

Bãi biển Jeju

Bảo tàng cá heo tại Uisan

Cầu Gwangan thành phố Busan.
Hoa văn trong chùa ở đảo Jeju

Khóa tình yêu

Nhà hát Haneulyeon ở Busan 

Quà lưu niệm

Chợ cá Jagalchi, Busan

Nguồn: Vnexpress.net